Ninh Bình - Bạc Liêu (gồm cả Cà Mau) (ngày 23 tháng 1 năm 1960) Phong_trào_kết_nghĩa_Bắc-Nam

Ninh Bình là một tỉnh ven biển ở vùng đồng bằng sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, với tỉnh lỵ hiện nay là thành phố Ninh Bình.

Bạc Liêu là một tỉnh ven biển ở miền Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long) với đô thị tỉnh lỵ Bạc Liêu (ngày nay là thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu) đã phát triển mạnh mẽ từ thời Pháp thuộc. Trước năm 1956, địa bàn tỉnh Bạc Liêu cũ bao gồm toàn bộ vùng đất hai tỉnh Bạc LiêuCà Mau ngày nay và khi đó Cà Mau vẫn còn là một huyện trực thuộc tỉnh Bạc Liêu. Năm 1954, Cà Mau cũng là một trong hai địa điểm lớn ở miền Tây Nam Bộ (cùng với Cao Lãnh) đưa tiễn hàng vạn người con ưu tú của Nam Bộ lên tàu tập kết ra miền Bắc, đi theo Chính phủ kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1956, toàn bộ huyện Cà Mau được tách ra khỏi tỉnh Bạc Liêu để lập mới tỉnh Cà Mau và tồn tại cho đến nay. Còn về phía chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc, trong giai đoạn 1954-1975 vùng đất tỉnh Bạc Liêu vẫn bao gồm cả huyện Cà Mau như thời điểm trước năm 1954.

Ngày 23 tháng 1 năm 1960, hưởng ứng phong trào Bắc - Nam kết nghĩa do Trung ương Đảng và Bác Hồ phát động mùa xuân năm 1960, hai tỉnh Bạc LiêuNinh Bình đã tổ chức kết nghĩa.

Sau đó, huyện Kim Sơn thuộc tỉnh Ninh Bình cũng đã tổ chức kết nghĩa với huyện Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu, thể hiện qua một số công trình mang tên địa danh gắn liền với quê hương kết nghĩa như: rạp chiếu bóng Kim Mau (ghép tên hai địa danh Kim Sơn - Cà Mau), cầu Cà Mau.

Ngày 23 tháng 1 năm 1964, Trường cấp II Gia Khánh được đổi tên là Trường cấp II Ninh Bình - Bạc Liêu, ngày nay là Trường Trung học cơ sở Ninh Khánh tại thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình[24].

Thời đó, Trường Nội trú Ninh Bình - Cà Mau được thành lập tại Cà Mau với nhiều thầy giáo người Ninh Bình vào giảng dạy. Nhiều thế hệ học sinh Cà Mau theo học tại trường, trưởng thành và đang hoạt động, công tác ở nhiều lĩnh vực của tỉnh. Ở Ninh Bình cũng có một số địa danh gắn liền với quê hương kết nghĩa như: trạm bơm Vĩnh Lợi, kênh Giá Rai, cánh đồng Long Điền, trường cấp 2 Ninh Bình – Bạc Liêu, cánh đồng Ninh Bình – Bạc Liêu, vườn cây Bạc Liêu, phòng thí nghiệm Bạc Liêu, cống Biện Nhị, đê Năm Căn, cầu Chà Là, rạp chiếu bóng Kim Mau (ghép hai địa danh Kim SơnCà Mau), cầu Cà Mau (Kim Sơn)[25].

Sau năm 1975, nhiều cán bộ, đồng bào tỉnh Ninh Bình được điều động, tăng cường tham gia công tác, xây dựng quê hương mới Cà MauBạc Liêu trở thành những cán bộ, công dân của tỉnh. Họ đã góp phần quan trọng vun đắp tình đoàn kết giữa nhân dân 3 tỉnh: Ninh Bình - Bạc Liêu - Cà Mau. Hiện có hàng ngàn người con của quê hương Ninh Bình đang sinh sống, làm việc ở Bạc LiêuCà Mau.

Khi tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu sát lập thành tỉnh Minh Hải, khoảng tháng 5 năm 1977, chính quyển hai tỉnh Minh HảiHà Nam Ninh kết nghĩa (tên tỉnh cũ giai đoạn 1975-1991 do nhập ba tỉnh Hà Nam, Nam ĐịnhNinh Bình) đã thống nhất đưa một số bà con giáo dân thuộc giáo phận Bùi Chu ở miền bắc vào nam xây dựng vùng kinh tế mới. Số bà con di dân trong đợt này được chia thành 10 cụm phân bổ rải rác trong tỉnh Minh Hải[26].

Đặc biệt, vào những năm 1977 và 1978, Nhà nước tổ chức di dân từ tỉnh Hà Nam Ninh kết nghĩa vào tỉnh Minh Hải để khai thác bãi bồi Bạc Liêu, thành lập Nông Trường Đông Hải. Dân số trong vùng đến gần 80% là ngoại giáo, chỉ khoảng 1/4 là công giáo[27]. Hiện nay vùng đất này thuộc địa bàn hai xã Vĩnh Hậu và Vĩnh Hậu A của huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Giáo dân họ Đạo Vĩnh Hậu phần nhiều là giáo dân gốc giáo phận Bùi Chu (thuộc tỉnh Nam Định), do Nhà nước đưa đi theo kế hoạch giãn dân của Chính phủ. Tuy nhiên, phần lớn người dân miền Bắc đến sinh sống tại đây vẫn chủ yếu là người gốc Ninh Bình và hiện nay nhiều gia đình đã trở thành tỷ phú trong vùng[28].

Ngoài ra, tại xã Khánh Hải thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau hiện nay còn có Giáo xứ Khánh Hưng vốn cũng tập trung đông đảo giáo dân gốc giáo phận Bùi Chu (Nam Định) vào sinh sống và lập nghiệp sau năm 1975. Trong đó, tên gọi Khánh Hưng vốn là tên ghép từ hai địa danh xã Khánh Hải và huyện Nghĩa Hưng của tỉnh Nam Định, vốn là nguyên quán của những giáo dân nơi đây.

Hiện nay, các đơn vị hành chính cấp huyện của hai tỉnh Bạc LiêuNinh Bình cũng kết nghĩa với nhau, cụ thể như sau[25]:

Nhân dịp kỷ niệm 54 năm ngày tỉnh Ninh Bình ký kết chương trình Kết nghĩa với tỉnh Bạc Liêu; chào đón đoàn đại biểu của huyện Đông Hải - tỉnh Bạc Liêu thăm và làm việc Kết nghĩa, ký kết chư­ơng trình phối hợp giữa 2 huyện. Đồng chí Lê Văn Kiên -TVHU, Trư­ởng Ban Dân vận Huyện ủy Kim Sơn có bài thơ nhan đề " Kim Sơn - Đông Hải nghĩa tình", chúc Huyện Kim Sơn và Đông Hải luôn đoàn kết - Hợp tác - Phát triển[29]

Ninh Bình kết nghĩa Bạc LiêuTruyền thống cách mạng bao nhiêu nghĩa tìnhSáu m­ơi, từ thuở Bình MinhNăm tư năm ấy nghĩa tình đậm sâuCông trình kết nghĩa Cà MauHai miền Nam Bắc nối cầu "Kim Sơn"Sông Cà Mau hiền thơ mộngRạp Kim Mau luôn tỏa sáng ánh đènNgôi tr­ường Tiểu học Kim SơnƯơm mầm tri thức thắm tình anh emPhát huy truyền thống anh hùngKim Sơn - Đông Hải kiên trung một lòng,Chào mừng Đông Hải đến thămNghĩa tình thắm mãi trong lòng Kim SơnGặp nhau ta gửi niềm tinChung tay xây dựng Hải Sơn đẹp giàu!

Ngày 23 tháng 8 năm 2013, huyện Giá Rai thuộc tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ kết nghĩa với thành phố Tam Điệp thuộc tỉnh Ninh Bình[30].

Ngày 26 tháng 8 năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành quyết định đổi tên đường Lê Hồng Phong thành đường Ninh Bình, đặt tên cho Cầu dây văng bắc qua kinh 30 tháng 4 thuộc địa bàn phường 2, thành phố Bạc Liêu (thuộc tỉnh Bạc Liêu) có tên là Cầu Tràng An; đổi tên trường Trung học cơ sở phường 2 đổi thành trường Trung học cơ sở Bạc Liêu – Ninh Bình[31].

Ngày 24 tháng 4 năm 2014, đoàn cán bộ tỉnh Ninh Bình kết nghĩa do đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn, đã đến thăm tỉnh Bạc Liêu nhân sự kiện Festival Đờn ca tài tử (ĐCTT) quốc gia lần I - Bạc Liêu 2014. Tỉnh Bạc Liêu có nhiều công trình phục vụ và chào mừng sự kiện Festival, trong đó có biểu tượng kết nghĩa hai tỉnh Bạc Liêu - Ninh Bình[32].

Ngày 15 tháng 12 năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu lại ban hành quyết định đặt tên đường Yên Mô và đường Nho Quan ở thị trấn Phước Long thuộc huyện Phước Long (Yên Mô và Nho Quan là hai huyện thuộc tỉnh Ninh Bình kết nghĩa với huyện Phước Long); đặt tên cầu Gia Viễn cho một cây cầu ở thị trấn Ngan Dừa thuộc huyện Hồng Dân (Gia Viễn là một huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc thuộc tỉnh Ninh Bình kết nghĩa với huyện Hồng Dân)[33].

Bạc Liêu kết nghĩa Ninh BìnhKeo sơn, gắn bó mối tình Bắc NamKhó khăn ta vẫn chung tìnhNgày nay thuận lợi nguyện hết mình với nhau!!!

Ngày 31/12/2016, Trong khuôn khổ lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa 3 tỉnh Ninh Bình, Bạc Liêu, Cà Mau nhân dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau; tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Lãnh đạo 2 tỉnh Ninh BìnhCà Mau đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác. Sau buổi lễ, Lãnh đạo hai tỉnh sẽ thống nhất chỉ đạo các ngành xúc tiến các chương trình cụ thể về hợp tác, liên kết trên các lĩnh vực; các huyện, thành phố sẽ chủ động xây dựng kế hoạch giao lưu, kết nghĩa giữa các địa phương.[34]

Ngày 26/3/2017, nhân kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Ninh Bình, Đoàn công tác tỉnh Cà Mau do đồng chí Phạm Bạch Đằng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Bình. Đây là một trong những hoạt động nhằm thắt chặt hơn mối quan hệ kết nghĩa giữa hai tỉnh Cà Mau - Ninh Bình.[35]